Tổng Hợp Thông Tin Máy Cắt Vải Cầm Tay Từ A - Z

Các thiết bị cầm tay luôn có lợi thế là thiết kế nhỏ gọn, độ linh hoạt cao. Và máy cắt vải cầm tay cũng vậy. Máy được ứng dụng tại nhiều những đơn vị sản xuất quy mô nhỏ hay tiện may tư nhân.
 Ra mắt trên thị trường được thời gian khá lâu nhưng máy vẫn còn nhiều bí mật mà người mua chưa biết tới. Hãy cùng Hải Minh tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết “máy cắt vải cầm tay tổng hợp từ A-Z” nhé
Tổng Hợp Thông Tin Máy Cắt Vải Cầm Tay Từ A - Z

1. Phân loại và ưu nhược điểm máy cắt vải cầm tay

Đây là loại máy có thiết kế dạng tay cầm, sử dụng đĩa xoay lưỡi dao tròn có dạng đĩa nên có tên gọi khác là thiết bị cắt vải đĩa. Trên thị trường hiện nay, các nhà sản xuất đã phát triển hai loại máy chạy pin và chạy điện đáp ứng đa dạng nhu cầu sử dụng của người dùng.

a. Máy cắt chạy pin

Máy sử dụng nguồn điện đầu vào là pin, dung lượng không quá lớn, phổ biến là 2 mức 2500 mAh và 5000 mAh.
- Ưu điểm:
+ Máy gọn nhẹ, dễ dàng di chuyển linh hoạt đến nhiều vị trí làm việc khác nhau mà không bị giới hạn về dây điện, nguồn điện.
+ Máy không chỉ cắt vải mà còn ứng dụng cắt giấy, tỉa cành cây,…
+ Chi phí đầu tư máy không quá cao.
- Nhược điểm:
+ Máy dùng pin nên phải sạc, làm việc không được liên tục, tối đa chỉ được 3h/sạc.
+ Máy công suất thấp, tối đa chỉ 250W, nên không cắt được nhiều loại vải.
Phân loại máy cắt vải cầm tay

b. Máy cắt vải chạy điện

Máy sử dụng nguồn điện gia đình 220V trực tiếp, tương đối đa dạng mẫu mã sản phẩm mà người dùng có thể lựa chọn.
- Ưu điểm:
+ Máy có động cơ cỡ lớn nên cắt được đa dạng các loại vải: kate, lanh, voan, lụa,…
+ Không cần phải chờ đợi sạc pin, không tốn chi phí thay thế pin mới.
- Nhược điểm:
+ Phụ thuộc vào nguồn điện, độ linh hoạt thấp hơn.
+ Có khả năng gặp lỗi liên quan vấn đề về điện.
Bạn có thể tìm hiểu chi tiết “cấu tạo và phân loại máy cắt vải cầm tay” được đội ngũ Hải Minh biên soạn cực kì chi tiết.

2. Chi phí đầu tư thiết bị cắt vải cầm tay

Giá thành của các loại máy cầm tay này không quá cao, phổ biến từ 1.350.000 đến 2.950.000 tùy thiết kế, kích thước lưỡi dao, công suất, nhãn hiệu, thương hiệu máy:
Ví dụ như 3 mẫu TMD RS – 100, RS – 110, RS – 125 với đường kính lần lượt là 100mm, 110mm và 125mm tương tự như 3 model Yamafuji VM100, VM110 và VM125. Nhưng máy TMD chỉ có giá từ 1.350.000 - 2.250.000 trong khi đó máy của Yamafuji có giá từ 2.100.000 – 2.650.000 vnđ. Chênh lệch này được lý giải bởi thiết kế VM của Yamafuji có dạng liền trục, gọn nhẹ, động cơ servo công suất lớn, hoạt động bền bỉ.

3. Thương hiệu cung cấp máy cắt vải cầm tay

Biết đển những thiết bị này đã lâu, nhưng bạn có chắc chắn kể đủ 4 cái tên thương hiệu lớn trên thị trường? Nếu không, để Hải Minh bật mí so các bạn:

a. Máy cắt Yamafuji

Đây là thương hiệu lâu đời của Nhật Bản, chuyên cung cấp những máy móc gia dụng, công nghiệp trong lĩnh vực may mặc. Yamafuji đến thị trường Việt Nam khá lâu với nhiều mẫu mã đa dạng từ các loại máy chạy pin đến chạy điện. Mà tiêu biểu nhất vẫn là các model máy Yamafuji VM liền trục khác biệt hoàn toàn với sản phẩm của những thương hiệu khác trên thị trường.

b. Máy cắt TMD

Đơn vị sản xuất của Trung Quốc này nổi tiếng vẫn là những model máy giá rẻ với chất lượng khá ổn. Mong muốn đầu tư máy chi phí thấp mà vẫn đáp ứng nhu cầu cắt vải nhiều, đẹp thì bạn có thể tham khảo ngay máy cắt của TMD.

c. Máy cắt vải Octa

Đây là đơn vị chuyên sản xuất các thiết bị cầm tay, đến từ Trung Quốc nội địa. Các sản phẩm của thương hiệu đều thiết kế nhỏ gọn, cắt vải cực tốt, vận hành êm ái cũng như chi phí đầu tư thấp. Octa RS-100 và Octa RS-110 hiện là 2 model máy được nhiều người dùng bậc nhaasrc.

c. Máy cắt Lejang

Thương hiệu lâu năm này đến từ Đài Loan, không chỉ sản những những dòng máy cầm tay tiện lợi mà thương hiệu còn phát triển loại máy công nghiệp công suất lớn. Máy của thương hiệu Lejang được nhận xét là có khả năng vận hành bền bỉ, tiêu biểu có thể kể đến như: Lejang YJ-110C, YJ-125.

4. Quy trình sử dụng máy cắt vải cầm tay đúng cách


Quy trình sử dụng máy cắt vải cầm tay đúng cách
- Bước 1: Xếp vải các lớp cẩn thận, tránh để vật cản giữa các lớp vải trên đường cắt.
- Bước 2: Sử dụng tay thuận để cắt, cầm máy với tư thế thoải mái nhất không bị gò bó. Một tay đưa máy di chuyển, một tay giữ lớp vải sao cho lớp vải gần phần lưỡi được ép chặt. Đảm bảo lưỡi dao được mài thường xuyên, tránh hiện tượng vải bị đồn, đường cắt xấu.
- Bước 3: Điều chỉnh di chuyển máy theo đường đã vạch sẵn.
- Bước 4: Tắt và vệ sinh máy.
Một số lưu ý trong quá trình sử dụng những thiết bị cầm tay này đó chính là:
- Không sử dụng máy liên tục trong thời gian dài mà nên cho nghỉ khoảng 5 – 10 phút sau 30 phút vận hành.
- Với những máy chạy pin cần chú ý kiểm tra dung lượng trước và sau khi cắt đảm bảo nguồn pin luôn có sẵn.
- Không nên dùng máy cắt những vật liệu cứng, thô bởi nhanh mòn dao, dao bị gãy gây nguy hiểm.

5. Hướng dẫn lựa chọn máy cắt vải cầm tay phù hợp

a. Lựa chọn model đáp ứng được nhu cầu sử dụng

+ Sử dụng máy cắt cho những loại vải gì? Đối với những loại máy chạy pin thì nên sử dụng cho những vải mềm, dễ cắt. Một số loại vải như ren, lụa, thun, cotton có thể lựa chọn máy trung bình như TMD hay Octa. Đối với những loại vải dày như nỉ, vải làm salon, nên lựa chọn thương hiệu Yamafuji hoặc Lejiang.
+ Nếu số lượng vải không quá nhiều, từ 10 – 15 lớp thì máy phù hợp có đường kính lưỡi dưới 100mm. Nếu số lượng 15 – 30 lớp nên lựa chọn máy đường kính 110mm hoặc 125mm. Đồng thời nếu nhu cầu cắt số lượng quá lớn bạn nên chuyển qua loại đứng để đảm bảo hiệu quả và độ bền cho máy.
+ Tần suất sử dụng: yêu cầu máy làm việc thường xuyên và liên tục, nên chọn máy chạy điện. Máy chạy pin chỉ sử dụng được 2 – 3 tiếng trong ngày, đáp ứng nhu cầu không quá thường xuyên.

b. Lựa chọn thương hiệu máy cắt uy tín

Hiện nay trên thị trường duy nhất chỉ có 4 cái tên thương hiệu lớn đã được giới thiệu. Một số khác là những model máy không thương hiệu, nhãn mác, khó đảm bảo chất lượng với người dùng.
- Lựa chọn máy có giá thành phù hợp: Như bạn được phân tích về 1 ví dụ cụ thể bên trên, các loại máy công suất, tính năng, thiết kế, thương hiệu khác nhau thì đều có mức giá chênh khá đáng kể. Do đó, cần hiểu rõ tại sao chúng lại có sự khác biệt như vậy để sở hữu máy được chất lượng, phù hợp nhất với túi tiền của mình.

6. Lỗi thường gặp khi sử dụng thiết bị cắt vải cầm tay

Trong quá trình sử dụng máy, bạn có thể gặp một số trường hợp như sau:
- Máy không chạy, không hoạt động: chủ yếu liên quan đến nguồn điện, lỏng nguồn hoặc chân cắm không chắc.
- Máy nhanh nóng: chủ yếu là do động cơ máy không được làm máy, làm việc liên tục thời gian dài. Bạn cần bôi trơn động cơ, cho máy nghỉ ngơi và giảm tần suất làm việc.
- Đường cắt bị dồn, xấu, nét không đẹp: đây là dấu hiện bạn cần phải mài dao hoặc thay thế dao mới.
Như vậy, những bí mật, thông tin về máy cắt vải đã được Hải Minh giới thiệu một cách chi tiết nhất. Nếu còn bất kì bí mật nào khác, bạn có thể chia sẻ nhanh bài viết này cùng những phân tích của mình để mọi người có được thông tin chi tiết và cụ thể hơn.
Thông tin khác
máy dán màng cho mỹ phẩm dạng kem
máy dán màng cho mỹ phẩm dạng kem
19/07/2024

Máy dán màng siu là thiết bị quan trọng được nhiều khách hàng lựa chọn mua và sử dụng, máy có nhiều công năng và nhiều tính năng giúp cho việc dán màng siu mỹ phẩm một cách nhanh chóng và hiệu quả!

Xem tiếp

giá máy hàn miệng túi dập tay mới nhất năm 2024!
giá máy hàn miệng túi dập tay mới nhất năm 2024!
04/07/2024

giá máy hàn miệng túi dập tay mới nhất năm 2024! là bài viết tổng hợp lại các model máy hàn miệng túi dập tay chất lượng, năng suất cao, cho hiệu quả sử dụng tốt, cùng tham khảo để biết thêm giá máy mới nhất năm 2024 nhé!

Xem tiếp

Máy thổi lá chạy pin giá rẻ!
Máy thổi lá chạy pin giá rẻ!
13/06/2024

Máy thổi lá chạy pin chất lượng được sử dụng rất phổ biến trên thjij trường được rất nhiều khách hàng lựa chọn sử dụng , bạn có nhu cầu muốn mua hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Xem tiếp

Danh mục
Sản phẩm bán chạy
Máy thổi lá Yamafuji EB955
4.350.000₫5.000.000₫
Gọi ngay