Ngày nay máy đo độ ẩm sàn bê tông đã dần trở nên quen thuộc đặc biệt với các kĩ sư, thợ xây dựng, người thi công nội thất,… Trong quá trình thi công nếu độ ẩm trong bê tông vượt quá giới hạn cho phép có thể gây phá hủy cho một tầng cơ sở. Do vậy, nhờ có nó mà các công trình đạt được chất lượng cao hơn, đảm bảo về các chỉ tiêu an toàn và tính thẩm mỹ. Tuy nhiên không có gì là tuyệt đối hoàn toàn. Đôi lúc trong quá trình sử dụng, máy đo độ ẩm bê tông có thể xảy ra một số sai sót đáng tiếc. Sự hạn chế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Để tìm hiểu cụ thể hơn về nguyên nhân cũng như cách khắc phục các yếu điểm này, bạn hãy theo dõi bài viết dưới này nhé.
1. Hạn chế máy đo độ ẩm sàn bê tông
Máy đo độ ẩm bê tông là một thiết bị công nghệ cao thường được dùng để đo các chỉ số về độ ẩm của các khối bê tông như tường, trần nhà, sàn nhà hoặc cũng có thể dùng để kiểm tra các vật liệu khác như gạch, ngói, thạch cao,… Tuy được xem là một thiết bị đo tiên tiến nhưng đôi khi trong quá trình sử dụng, máy cũng có những điểm hạn chế do hai nguyên nhân chính sau:
- Thứ nhất là do ảnh hưởng của độ dày bê tông: Như chúng ta đã biết thì những loại bê tông có độ giày khác nhau thì chỉ số về độ ẩm cũng khác nhau. Thông thường bê tông sẽ khô từ trên xuống dưới nhưng đối với hầu hết các loại máy đo độ ẩm thì nó chỉ có thể đo được đến độ sâu mấy cm của bề mặt mà thôi. Như vậy với những bề mặt khô hơn rất nhiều so với phía dưới thì máy không thể đo được dẫn đến tình trạng sai số hay kết quả đo không chính xác.
- Thứ hai là do ảnh hưởng của các vật liệu trong bê tông: Bê tông được xem là một hỗn hợp gồm xi măng, cắt sạn, nước, kể cả là keo kết dính và một số thành phần khác như sắt, thép nhằm tăng độ cứng độ chịu lực của sàn bê tông. Vì được cấu tạo từ nhiều thành phần như vậy nên thời gian khô và đông cứng cũng khác nhau. Do vậy nếu dùng máy đo thì khó có thể xác định chính xác độ ẩm của bê tông. Một điều nữa đó là, hầu như hiện nay các loại máy đo độ ẩm bê tông đều sử dụng pin hoặc điện. Với các thành phần tỏng bê tông như sắt, thép thì khi dùng máy đo cũng dễ gây ra kết quả sai lệch hay làm thay đổi chỉ số độ ẩm do sự chênh lệch về điện trở.
2. Khắc phục hạn chế của máy đo độ ẩm sàn bê tông
Hiện nay sau nhiều lần thử nghiệm, một biện pháp khắc phục được cho là hữu hiệu nhất để khắc phục các yếu điểm của máy đó là kết hợp sử dụng máy đo với bộ cảm biến ẩm. Bộ cảm biến ẩm sẽ được xem như là một thiết bị hỗ trợ trong việc đo độ ẩm của sàn bê tông. Với cách kết hợp sử dụng này, bộ cảm biến ẩm sẽ được khoan vào và được đặt ở mức 40% chiều sâu của sản bê tông. Đây là mức chiều sâu có tỷ lệ phần trăm tương đối cân bằng nên khi sử dụng thêm máy đo độ ẩm bê tông thì sẽ cho người dùng một kết quả đo chính xác và thuyết phục hơn.